Cách sạc xe đạp điện đúng cách, xe 133S, Nijia, Asama, Xmen, Yamaha….

Bạn chưa biết cách sạc xe đạp điện đúng cách khiến bình nhanh chai hơn. Bài viết này Xe điện Tân Mai xin hướng dẫn bạn cách sạc cho xe đạp điện đúng cách để xe chạy bền nhất.

Những lưu ý sạc ắc quy xe đạp điện cho tất cả các loại xe điện

1. Sử dụng xe ta cần sạc đầy điện cho ắc quy và đi gần hết điện ( còn 1-2 vạch mới sạc tiếp )

Thời gian sạc của các hãng sản xuất, các loại ắc quy là khác nhau và dao động trong khoảng 300-500 lần sạc, do đó, nếu 1 ngày bạn sạc 1 lần thì độ bền của bình được tầm 1 năm đến 1 năm rưỡi tùy thuộc vào loại bình.

Do đó, cần tránh sạc nhiều lần trong ngày, nếu bình ắc quy còn nhiều điện thì ta nên dùng khi nào đèn báo 1-2 vạch thì mới sạc để có thể tăng tuổi thọ của bình ắc quy xe đạp điện

2. Tránh sử dụng cạn kiệt ắc quy quá nhiều lần

Để ắc quy xe đạp điện được bền nhất bạn không nên vắt kiệt bình quá (gì quá cũng không tốt bạn nhỉ ^^ ) mà nên sạc ngay khi vạch báo còn 1-2 vạch, làm như thế bạn sẽ kéo dài được tuổi thọ của bình ắc quy hơn và lâu phải thay ắc quy xe đạp điện hơn bạn nhé.

3. Không để bình acquy xe đạp điện ở mức 0% quá lâu

Bạn không nên để ắc quy xe đạp điện trong tình trạng hết điện 0% quá lâu (1 tuần trở lên ) Nếu ắc quy ở mức này bạn hãy sạc cho bình càng sớm càng tốt ( Không hẳn là phải sạc ngay lập tức ) dù bạn không dùng đến xe trong vài ngày tới.Nếu bạn để bình ở tình trạng 0% quá lâu sẽ khiến bình ắc quy chết hoàn toàn và không thể phục hồi lại được.

Xem thêm:

 

4. Bảo quản bình ắc quy với mức điện 50%

Ngược lại, lưu trữ ắc quy sau khi sạc đầy 100% quá lâu có thể làm giảm dung lượng và giảm tuổi thọ ắc quy. Tốt nhất, bạn nên để ắc quy ở mức 50% khi bạn ngừng sử dụng ắc quy trong một thời gian dài. Tránh tuyệt đối việc sạc đầy 100% điện đem cất đi rất dễ dẫn đến trường hợp phồng, chai pin, acquy. Hoặc không còn điện trong pin 0% đem cất đi rất dễ dẫn tới việc bị hỏng pin, acquy, kiệt điên, chết bình.

5. Chất lượng ắc quy sẽ giảm dần theo thời gian

Bằng cách sử dụng và bảo quản ắc quy xe đạp điện đúng cách, bạn có thể giúp ắc quy tích được nhiều điện hơn và lâu hết điện hơn sau mỗi lần sạc. Tuy nhiên, bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn sự lão hóa của ắc quy, mà chỉ có thể làm chậm lại quá trình này bằng cách sử dụng bình đúng cách.

2 cách sạc xe đạp điện phổ biến nhất

 Đối với xe đạp điện và xe máy điện đều có 2 cách sạc phổ biến cho xe đạp điện 133S, Nijia, Asama, Xmen, Yamaha, vậy 2 cách đó là như thế nào ?

Cách 1 : Cắm sạc trực tiếp vào ổ cắm sạc trên xe đạp điện

Cách này rất đơn giản, bạn chỉ cắm cục nạp vào ổ cắm nạp điện trên xe sau đó cắm đầu còn lại của sạc vào nguồn điện 220V.

Cách này áp dụng được cho tất cả các loại xe, cả xe đạp điện và xe máy điện.

Chỗ cắm sạc xe đạp điện Nijia

Chân sạc xe đạp điện Nijia được thiết kế dưới gầm xe, bạn chỉ cần cúi người xuống một chút là có thể thấy 1 giắc 3 chấu, hoặc bạn có thể mở cốp xe và sạc trực tiếp vào bình ắc quy.

Hướng dẫn sạc xe đạp điện điện Nijia
Chỗ cắm sạc xe đạp điện Nijia

Cách 2 : Nhấc bình ra ngoài và nạp trực tiếp vào bình

Đây là cách sạc đối với những trường hợp đặc biệt như ở chung cư và hầm chung cư không có ổ điện.

Cách này hơi vất vả hơn cách 1 vì để sạc điện bạn cần tháo bình ra và mang lên nhà để nạp.

Nhấc bình điện ra ngoài sạc- acquy xe đạp điện
Nhấc bình điện ra ngoài sạc- acquy xe đạp điện

Một số lưu ý khi tháo bình ra để sạc:

  • Không dốc ngược bình ắc quy để sạc, vì như thế sẽ khiến dung dịch trong bình bị chảy ngược, và có thể chảy ra ngoài rất nguy hiểm.
  • Khi sạc xe nên để sạc và bình ở nơi khô ráo, và xa nguồn nhiệt cao như bếp ga…
  • Phương pháp này không áp dụng cho xe máy điện như: Xmen, Zoomer, Vespa

Hướng dẫn sạc xe đạp điện từ chuyên gia

– Đầu tiên bạn nên cắm cái chuôi sạc vào xe trước, tiếp theo bạn cắm đầu dây còn lại vào ổ điện. Sau khi cắm điện đèn trên sạc sẽ hiện màu đỏ tức là sạc đang hoạt động và khi nào bình đầy đèn sạc sẽ chuyển sang màu xanh.

– Khi rút điện ra thì bạn nên rút đầu ổ điện trước, sau đó bạn mới rút ở đầu xe sau.

 Một lưu ý nhỏ nữa là bình ắc quy sẽ được sạc đầy từ 6 đến 8 tiếng đối với xe đạp điện và 8 đến 10 tiếng đối với xe máy điện. Dù sạc tự ngắt nhưng bạn cũng đừng để xe phải sạc quá lâu bạn nhé.

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách sạc xe đạp điện trên cho tất cả các loại xe đạp điện, xe máy điện như giant 133, 133S, Nijia, Honda, Yamaha, Xmen, Vespa, Zoomer, Roma, ….

Sạc xe đạp điện bao nhiêu tiếng thì đầy ?

Thời gian sạc điện của xe đạp điện với dung lượng mỗi bình 12ah như sau :

+ Xe đạp điện 4 acquy 12V- 12Ah thời gian sạc là 6 đến 8 tiếng.

VD : ắc quy xe đạp điện Hk bike ,Giant M133 (acquy) , ắc quy xe đạp điện nijia Nijia

+ Còn một số loại dùng 3 acquy chỉ tầm 4-6 tiếng là đầy.

Sạc xe máy điện bao nhiêu tiếng thì đầy ?

Thời gian nạp đầy của dòng xe máy điện với dung lượng mỗi bình 20Ah là :

+ Xe máy điện chạy 4 acquy 12V- 20Ah thời gian là 8 đến 10 tiếng.

VD : ắc quy xe đạp điện133S, ắc quy xe máy điện Mocha S, Zoomer 48V ..

+ Xe Máy Điện chạy 5 acquy 12V – 20Ah thời gian cần sạc là 10-12 tiếng mới đầy.

VD : Ắc quy Xe máy điện Xmen , ắc quy xe máy điện Vespa, ắc quy xe máy điện vinfast ,Zoomer 60V.…

Xem thêm : Xe đạp điện nhanh hết điện nguyên nhân và cách khắc phục

Xe đạp điện sạc không vào nguyên nhân là gì ?

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến xe đạp điện sạc không vào (Cắm sạc vào xe nhưng cục sạc chỉ có hiện màu vàng, không chuyển màu đỏ):

1. Do ổ cắm điện 220V

Hiệu điện thế tiêu chuẩn đối với sạc xe đạp điện là 220V nhưng nếu bạn cắm vào nguồn điện 110v thì tất nhiên là sạc không thể hoạt động bình thường, hoặc bạn có thể cắm vào ổ điện không có điện.

Trong tình huống này nếu sạc không vào điện thì cách xử lý là bạn nên cắm sạc vào ổ cắm khác, ổ cắm đó đảm bảo phải có điện bạn nhé

Kiểm tra ổ cắm sạc xe
Kiểm tra ổ cắm sạc xe

2. Đầu dây điện ra của sạc bị đứt ngầm

Sạc xe đạp điện không vào điện dù đèn báo nguồn vẫn sáng. Nguyên nhân có thể là do đầu ra của sạc đã bị đứt ngầm bên trong. Điều này rất khó phát hiện bởi dây trong bị đứt nhưng vỏ vẫn còn nguyên vẹn.

Đứt dây điện ra khiến xe đạp điện sạc không vào
Đứt dây điện ra khiến xe đạp điện sạc không vào

Cách kiểm tra: 

Bạn có thể kiểm tra dây bằng đồng hồ đa năng. Nếu phát hiện dây đứt bạn có thể mua dây khác và tự thay thết tại nhà. Tuy nhiên Xe Điện Tân Mai khuyên bạn nên mang sạc cửa hàng sửa xe đạp điện gần nhất để kiểm tra và thay đầu dây mới để đảm bảo an toàn bạn nhé.

3. Aptomat hay cầu chì xe đạp điện bị hỏng

Aptomat (cầu chì) là bộ phận bảo vệ điện của xe, nếu xe của bạn bị chập cháy hay chở quá tải thì aptomat sẽ tự nhảy và ngắt toàn bộ hệ thống điện từ nguồn vào xe.

Aptomat xe máy điện
Aptomat xe máy điện

Cách kiểm tra:

Cách 1 : Nếu bật khóa xe không có hiện tượng sáng đèn, xe không chạy được, không lên còi đèn xi nhan thì rất có thể aptomat hay cầu chì đã bị hỏng.

Cách 2 : Mở cầu chì, aptomat ra kiểm tra xem có bị hỏng hay không.

Cách xử lý : Bạn chỉ cần thay cầu chì mới cho xe nếu phát hiện cầu chì đứt, hay gạt lại aptomat nếu aptomat xe đạp điện bị nhảy, rất dễ dàng phải không bạn.

4. Nhiều tháng không sạc cho xe

Ắc quy là bộ phận tích điện vì thế nếu bạn để lấu quá không sạc cũng sẽ khiến bình hỏng do tác dụng hoá học giữa placque chì và sulfuric acid tạo nên kết tủa sulfat chì trong placque dẫn đến sạc xe đạp điện không vào điện.

Cách kiểm tra :

Bạn bật khóa xe không lên, kiểm tra cầu chì hay aptopmat vẫn bình thường.

Cách xử lý :

Nếu bình ắc quy gặp phải tình trạng như thế này bạn cần mang xe hoặc bình ra cửa hàng sửa chữa hoặc bảo hành để kích điện cho bình bạn nhé.

Sạc xe đạp điện có tốn điện không

Trả lời cho nhưng câu hỏi tương tự như : Cách tính tiền điện sạc xe đạp điện, sạc xe đạp điện tốn bao nhiêu điện :

Tiền điện khi nạp xe đạp điện phụ thuộc vào thời gian sạc xe của bạn, như mình đã đề cập trên thì công suất của sạc xe máy điện, công suất sạc xe máy điện giao động tầm 200W – 230W.

Ví dụ : Để tính lượng điện năng tiêu thụ của một chiếc nạp xe máy điện, giả dụ ta dùng sạc xe đạp điện có công suất 200W để sạc cho một chiếc xe đạp điện đã hết điện với thời gian là 8 tiếng (8 tiếng là bình đầy).

Công thức tính lượng điện tiêu thụ điện: A = P.t (A: lượng điện tiêu thụ trong thời gian t; P: công suất (đơn vị KW); t: thời gian sử dụng – đơn vị giờ).

Ta có Psạc = 200W = 0.2KW

=> Lượng điện tiêu thụ của sạc là : A= 0.2 X 8 =1.6 KWh (1,6 số điện)

Kết luận : Vậy mỗi lần sạc để xe đi được 40Km thì ta mất 1.6 số điện, tương đương với giá là 4.800 đ với giá điện nhà trọ là 3.000 đ/1 số.

Cách sạc xe đạp điện nhanh đầy tại nhà

Trước khi sạc nhanh cho xe đạp điện, bạn cần nắm được thông số xe đạp điện của mình, ví dụ bạn đang sử dụng xe đạp điện nijia, xe 4 bình ắc quy, dung lượng 12Ah, thông số bình xe Nijia sẽ là 48V- 12Ah.

Sạc 48V-12Ah
Sạc 48V-12Ah

Sau khi nắm được thông số của bình, bạn lấy cho mình một chiếc sạc có cùng hiệu điện thế là 48V nhưng dòng cao hơn, khi đó sạc sẽ vào nhanh hơn và bình sẽ nhanh đầy hơn, bạn có thể dùng một chiếc sạc của xe máy điện 4 bình 12V-20Ah.

Sạc xe máy điện 48V-20Ah
Sạc xe máy điện 48V-20Ah

Lưu ý : Sạc xe máy điện phải tương đương với số bình của xe bạn cần sạc, nếu bạn dùng sạc xe 5 bình để sạc cho xe 4 bình sẽ khiến bình hỏng ngay sau 1-2 lần sạc.

Cách sạc xe đạp điện nhanh đầy
Cách sạc xe đạp điện nhanh đầy

Cách sạc xe điện nhanh đầy tại cửa hàng

Bạn có thể đến các cửa hàng, đại lý xe đạp điện, xe máy điện để sạc tại trạm sạc nhanh.

Tuy nhiên phương pháp sạc này gây hại bình nhanh nên đã không còn được sử dụng phổ biến tại các cửa hàng nữa.

Trạm sạc nhanh xe đạp điện
Trạm sạc nhanh xe đạp điện

Trên đây là cách sạc xe đạp điện nhanh đầy Xe Đạp Điện Tân Mai chia sẻ, hi vọng bài viết sẽ giúp bạn tự làm được tại nhà. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết, chúc bạn ngày làm việc vui vẻ.

XE ĐIỆN TÂN MAI

Xem thêm : 

 

Zalo: TanMai
Zalo
097.204.6606
1
Bạn cần hỗ trợ?